The International, giải đấu Dota 2có quy mô lớn nhất được Valve tổ chức thường niên từ năm 2011, lại vừa phá kỷ lục về tổng giá trị giải thưởng. Cộng đồng Dota 2đã giúp cho TI làm được điều này bằng cách bỏ tiền ra mua 2018 Battle Pass– chiến dịch gây quỹ cộng đồng quen thuộc được Valve khởi xướng từ ngày 09/5 đã thu về hơn 23 triệu tiền thưởng cho TI8 – tương ứng với 25% doanh thu mà họ có được.
24,790,852 USD là con số chính xác tại thời điểm bài viết được đăng tải – vượt qua tổng tiền thưởng của TI7 đạt 24,787,916 USD.
Nó cũng đánh dấu lần thứ tư liên tiếp kỷ lục tiền thưởng eSports lớn nhất mọi thời đại bị phá vỡ - kể từ TI4. Sau TI3 đại thành công, giải đấu Dota 2được mong chờ nhất trong năm liên tục được chứng kiến hệ thống giải thưởng được “phình to” ra theo từng năm.
Lần đầu tiên trong lịch sử Dota 2, chiến dịch gây quỹ cộng đồng cho TI8 đã không duy trì được sự ổn định. Một vài tuần trước khi phá vỡ kỷ lục, tổng tiền thưởng của TI8 còn thua sút so với TI7 khoảng 2.5-3%. Thậm chí có thời điểm còn kém tới 10% - trước khi Valve tung ra Battle Level và Treasure Bundle vào cuối tháng 6 vừa qua.
Phải cho tới khi Valve giới thiệu Battle Pass loot box, hay còn gọi là Immortal Treasure III, sức mua từ phía người chơi Dota 2mới được cải thiện và tạo đà giúp TI8 tiếp nối thói quen phá kỷ lục tiền thưởng eSports.
Như vậy, nhà vô địch TI8 sẽ giành được hơn 10,907,368 USD (gần 253 tỷ đồng) – vượt qua ĐKVĐ Team Liquid với 10,826,185 USD – để được ghi danh vào Kỷ lục Guinness khi sở hữu số tiền thưởng lớn nhất trong lịch sử eSports.
Cơ cấu giải thưởng tại TI8 sẽ còn gia tăng khi thời gian gây quỹ vẫn chưa kết thúc
Nhìn vào thực tế và có thể thấy rằng, cộng đồng đã ít nhiều ít hứng thú hơn với Battle Pass bởi nó có quá ít những nội dung đột biến, mới mẻ. Có lẽ Valve nên nghĩ ra một cách thức gây quỹ cộng đồng khác biệt dành cho TI9 nếu còn muốn hệ thống giải thưởng tăng tiến hơn nữa.
TI8 được tổ chức tại Rogers Arena, Vancouver, Canada từ ngày 15-25/8. Đây cũng là lần thứ hai Valve lựa chọn một địa điểm nằm bên ngoài trụ sở Seattle, Mỹ kể từ TI2 – và cũng là lần đầu tiên giải đấu được đăng cai ở bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ.
None (Theo Dot Esports)
" alt=""/>Dota 2: The International phá kỷ lục tiền thưởng eSports năm thứ bảy liên tiếpEG đã để cho OG “hất cẳng”vào ngày hôm qua (23/8) trong một trận đấu có quá nhiều duyên nợ. Trong khi đó, VP đang tiếp tục hành trình vượt khó, điều mà ít người tưởng tượng ra trước khi TI8 khởi tranh, sau khi tiễn OpTic Gaming về nhà cách đó ít giờ.
Chiến thắng sẽ đem vè tấm vé đi tiếp cho 1/2 teams và khẳng định chắc chắn vị trí trong top 6 – ngược lại, đội thua sẽ phải xách vali về nước và chia tay giấc mộng nâng Khiên Aegis trước đám đông khán giả có mặt tại Rogers Arena, Vancouver, Canada.
Tạm gác lại thất bại đau đớn 0-2 trước OG, EG đã thể hiện bộ mặt hoàn toàn khác trong cuộc chạm trán với VP - ứng viên hàng đầu cho danh hiệu vô địch TI8. EG luôn nắm trong tay quyền kiểm soát thế trận và chiến thắng 2-0 trước VP được coi là một thành quả xứng đáng với nhà cựu vô địch TI5.
Game 1 chứng kiến EG draft đội hình xoay quanh Drow Ranger và họ đã hoàn toàn triệt tiêu nỗ lực của VP để áp đảo Gấu Nga sau 35 phút thi đấu. Nhưng nói thế không có nghĩa là VP không có cơ hội để làm điều gì đó.
Gần 30 phút trôi qua và VP có một vài hành động đáp trả mạnh mẽ để thắp sáng lên hy vọng dành cho các fan hâm mộ. Nhưng gần như ngay lập tức, EG đã dập tắt tất cả, buộc đối thủ phải gõ “GG” để vươn lên dẫn trước 1-0.
Đứng trước viễn cảnh phải rời TI8 từ sớm, VP bước vào Game 2 với tâm thế buộc phải thắng để cứu vớt hình ảnh của ứng viên vô địch. Họ đã khởi đầu mạnh mẽ trong 10 phút đầu tiên, nhưng EG lại không cho phép VP tiến xa hơn thế.
Alchemist của SumaiL, dù đã bị VP “chăm sóc rất kỹ càng”, nhưng đã có màn quay trở lại ấn tượng để trở thành đầu tàu của EG. Trong thế bị dồn ép sâu về sân nhà để phòng ngự, cộng với việc Ursa trong tay RAMZES666 liên tục bị bắt lẻ sau những tình huống đi lỗi dù đã thể hiện vai trò gánh team ở quãng thời gian trước đó, VP không thể cứu vớt được game đấu.
Lệnh “GG” được đội vô địch mùa giải DPC đầu tiên sử dụng ở phút thứ 47 và đồng nghĩa với việc VP đã cán đích hạng 5/6 tại TI8, giành hơn 1.1 triệu USD tiền thưởng. Ở phía ngược lại, EG tiếp tục tiến bước ở Nhánh Thua Main Event và chờ đợi đội thắng trong cặp đấu giữa Team Liquidvs Team Secret.
Như vậy Ngày 4 Main Event đã chính thức khép lại nhưng những bất ngờ lớn vẫn còn ở phía trước.
Cục diện Main Event TI8 sau Ngày 4
OpTic và VGJ.Storm cũng đã phải chia tay TI8 sau ngày thi đấu hôm nay
None (Theo VPEsports)
" alt=""/>Dota 2: EG chấm dứt giấc mộng vô địch TI8 của VP2019 là năm quan trọng với Alibaba. Gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc kỷ niệm 20 năm thành lập, đồng thời Chủ tịch Jack Ma cũng từ chức vào ngày 10/9. Kể từ khi ra đời năm 1999, Alibaba đã phát triển từ một công ty thương mại điện tử truyền thống sang một tập đoàn tham gia đủ mọi lĩnh vực, từ hậu cần tới giao đồ ăn, điện toán đám mây. Nay, Alibaba được định giá hơn 460 tỷ USD.
Nhân dịp này, cùng nhìn lại một số khoảnh khắc quan trọng trong lịch sử Alibaba:
![]() |
Alibaba được thành lập bởi một nhóm 18 người, dẫn đầu là Jack Ma. Nhóm làm việc tại căn hộ của Ma tại Hàng Châu. Đây cũng là nơi Alibaba đặt trụ sở hiện tại. Website đầu tiên của công ty là Alibaba.com, dùng tiếng Anh. Trong cùng năm 1999, họ ra mắt thêm một chợ bán buôn dành cho người dân trong nước.
![]() |
Alibaba nhận được 20 triệu USD từ một nhóm các nhà đầu tư, đứng đầu là SoftBank (Nhật Bản). Ông nói về CEO Masayoshi Son: “Chúng tôi không nói về doanh thu hay thậm chí mô hình kinh doanh. Chúng tôi chia sẻ tầm nhìn chung. Cả hai đều ra quyết định nhanh chóng”. Đó chính là khoản đầu tư đã giúp Alibaba phát triển.
Taobao là nền tảng mua sắm trực tuyến của Alibaba, nơi các thương nhân đăng hàng để bán. Trong năm tài khóa 2019, tổng giá trị giao dịch trên Taobao đạt 3,11 nghìn tỷ nhân dân tệ. Doanh thu từ Taobao đóng vai trò quan trọng trong mảng kinh doanh thương mại cốt lõi của Alibaba.
Alipay là một trong hai nền tảng thanh toán lớn của Trung Quốc cùng với WeChat Pay của Tencent. Hệ thống dựa trên mã QR, khách hàng có thể quét mã để trả tiền tại cửa hàng. Alipay cũng dùng trên các cửa hàng trực tuyến. Dù vậy, Alipay lại là món tài sản gây tranh cãi trong lịch sử Alibaba, khiến Jack Ma xung đột với các cổ đông là Yahoo và SoftBank.
Yahoo rót 1 tỷ USD để có được 40% cổ phần trong Alibaba, trở thành cổ đông lớn nhất. Theo thỏa thuận, Alibaba kiểm soát mảng kinh doanh của Yahoo tại Trung Quốc.
Trước khi Alibaba “lên sàn” tại Mỹ năm 2014, họ đã phát hành cổ phiếu lần đầu tại Hong Kong năm 2007. Vào ngày đầu tiên, cổ phiếu Alibaba tăng vọt từ 13,5 HKD lên 39,5 HKD.
Alibaba ra mắt sản phẩm có tên Taobao Mall và vài năm sau tách ra thành Tmall. Cùng với Taobao, Tmall nay là một trong các tài sản thương mại điện tử lớn nhất của công ty xét về doanh thu.
Tmall là nơi để các nhãn hàng nước ngoài mở cửa hàng trực tuyến, bán cho người dùng Trung Quốc. Các thương hiệu xa xỉ, nhà sản xuất điện tử, thậm chí cả Starbucks đều có gian hàng trên này.
Alibaba mở bộ phận đám mây năm 2009 và nay là một trong những nhà cung cấp lớn nhất Trung Quốc. Điện toán đám mây đem về nguồn thu lớn thứ hai cho công ty, cũng là bộ phận tăng trưởng nhanh nhất.
" alt=""/>Jack Ma chính thức từ chức Chủ tịch Alibaba: Nhìn lại các cột mốc đáng nhớ nhất của công ty